Quy trình thi công vách vệ sinh chịu nước

Công trình vách vệ sinh có hoàn thiện hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy trình thi công. Đây là khâu rất quan trọng sau khâu thiết kế. Việc thi công vách vệ sinh chịu nước phải được thực hiện theo một quy trình chuẩn để đạt được chất lượng công trình tốt nhất.

Hiện nay trên thị trường loại vách vệ sinh chịu nước đang được ưa chuộng nhất là vách ngăn Compact HPL. Đây là loại vách ngăn vệ sinh có khả năng chịu nước tuyệt đối 100%, hoàn toàn không bị ngấm nước dù ngâm nước trong thời gian dài. Mỗi đơn vị thi công sẽ thực hiện việc lắp đặt vách vệ sinh chịu nước theo quy trình khác nhau, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng công trình thì cần phải thực hiện đầy đủ các bước cơ bản trong quá trình thi công như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thi công

Trước khi tiến hành thi công thì việc đầu tiên cần làm là khâu chuẩn bị, nếu quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ thì việc thi công sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Trong thi công vách vệ sinh chịu nước thì cần chuẩn bị dụng cụ và vật tư lắp đặt. Dụng cụ lắp đặt cần có bao gồm búa, kìm, kéo… Vật tư lắp đặt là các thanh đứng và thanh ngang giúp cố định vách ngăn.

thi-cong-vach-ve-sinh-chiu-nuoc-01Chuẩn bị dụng cụ thi công vách vệ sinh

Bước 2: Kiểm tra mặt bằng thi công

Đây cũng là khâu quan trọng giúp các nhân viên kỹ thuật chủ động hơn trong quá trình thi công vách vệ sinh. Quá trình kiểm tra mặt bằng bao gồm các công việc sau:

– Kiểm tra, đo đạc mặt bằng nơi lắp đặt vách vệ sinh: chiều rộng, chiều dài, chiều cao…

– Kiểm tra hệ thống dây điện, ống nước, đảm bảo an toàn khi khoan ke góc hoặc u tường

– Tính số lượng tấm vách vệ sinh thông qua bản vẽ thiết kế, tùy theo kích thước của tấm Compact 1220 x 1830 mm; 1530 x 1830mmmm; 1830x1830mm; 1830x2440mm, độ dày 12mm (+-5cm), so sánh thực tế để cắt tấm Compact cho phù hợp.

Bước 3: Tiến hành lắp đặt vách vệ sinh

Sau khi hoàn thành các khâu chuẩn bị, nhân viên kỹ thuật bắt đầu tiến hành lắp đặt hệ thống vách vệ sinh cho công trình theo các bước sau

– Di chuyển tấm vách vệ sinh và các dụng cụ, phụ kiện vách vệ sinh cần thiết đến nơi thi công, chú ý để tấm vách vệ sinh nằm song song với mặt đất, tránh đặt ở thế đứng làm tấm vách bị cong vênh do trọng lực.

– Chọn tấm vách vệ sinh thẳng, không bị cong vênh để pha cắt tấm cánh cửa trước. Nên cắt bằng máy cưa bàn trượt hoặc máy cưa tay để đảm bảo sự chính xác, sau đó dùng máy mài miết trên dưới 4 cạnh của cánh cửa.

– Sau khi pha cắt xong thì phân loại vách vệ sinh: tấm bạo giữa, bạo tường, tấm ngăn buồng.

– Cắt 1 góc của tấm ngăn buồng kích thước 15x15mm để sau này sập nhôm nóc không bị kích.

– Kiểm tra cao độ sàn nhà (độ dốc sàn nhà thực tế)

– Chia đều khoảng cách các buồng vệ sinh theo bệ xí đã lắp

– Đánh dấu mặt bằng (trên tường) và đánh dấu vị trí khoan ke (u tường) để chia cân từng phòng vệ sinh.

– Lắp tấm ngăn buồng trước (vuông góc với tường) theo dấu, khoan ke hoặc u tường để cố định tấm với tường. Sau đó lắp tấm vách bạo giữa, tính toán để tấm vách bạo đầu và bạo cuối bằng nhau.
– Bắt bản lề và tấm cánh vào cạnh tấm nối rồi treo cánh lên sao cho cánh đóng mở dễ dàng, các khe hở phải đều nhau, chỉnh cân cánh, khít hèm, cửa không bị cong vênh.

– Định vị thanh day nhôm nóc, thanh day chạy thẳng theo mặt trước của vách ngăn, ngậm 15mm vào cạnh đỉnh tấm.

– Khoan và bắt vít để cố định chân vách xuống sàn. Nên sử dụng vít bắt tường, sàn bằng inox.

– Lắp khoá, tay nắm trong, ngoài của cánh cửa và móc treo áo.

– Nếu lắp chân cao 10cm thì vị trí bắt ke cao 20cm so với mặt sàn. Vị trí lắp đặt này sẽ thay đổi tùy thuộc vào thực tế.

– Lắp tiểu nam, tiểu treo (400x900mm), mỗi bên bắt 2 ke inox hoặc tiểu đứng (450x1220mm), mỗi bên 2 ke inox và 1 chân giữ.

Bước 4: Vận hành, sử dụng thử vách vệ sinh

Sau khi lắp đặt xong vách vệ sinh cho công trình, nhân viên kỹ thuật tiến hành sử dụng thử để kiểm tra độ chắc chắn của công trình bằng cách:

– Đóng mở và xô vách để căn chỉnh độ khít – hở của vách

– Chỉnh bản lề để tấm cửa mở, đóng nhẹ nhàng

– Cho gioăng cao su chống ồn vào hèm nhôm

Sau quá trình thử nghiệm nếu phát hiện có sai sót hay vấn đề gì xảy ra thì nhân viên kỹ thuật tiến hành sửa lỗi và hoàn thiện công trình một lần nữa.

Bước 5: Hoàn thiện, lau chùi vệ sinh và bàn giao khách hàng

Sau khi hoàn thành khâu thử nghiệm và thấy đã đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nhân viên kỹ thuật tiến hành lau chùi vệ sinh hệ thống vách vệ sinh cho sạch sẽ và bàn giao khách hàng. Công đoạn hoàn thiện bao gồm các công việc sau:

– Bơm silicon vào mép nối

– Bơm các đường keo vào các mép tấm ăn vào tường và vách mặt chữ T.

– Bôi dầu luyn vào 4 cạnh của cánh cửa sao cho đen bóng nhằm tạo độ thẩm mỹ.

– Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tấm cả trong và ngoài.

– Nghiệm thu, đo khối lượng và bàn giao cho chủ đầu tư.

thi-cong-vach-ve-sinh-chiu-nuoc-02

Hoàn thành hệ thống vách vệ sinh và bàn giao khách hàng

Trên đây là quy trình chuẩn mà Công ty Nam Á áp dụng để thi công vách vệ sinh chịu nước Compact HPL. Với phương châm lấy lợi ích của khách hàng làm đầu, chúng tôi luôn cố gắng mang đến các sản phẩm vách ngăn vệ sinh chất lượng nhất, giá cả cạnh tranh nhất và thi công đúng tiêu chuẩn, đúng tiến độ. Thông tin về công ty Nam Á và các sản phẩm vách ngăn vệ sinh quý khách hàng vui lòng xem tại website: http://vachnganviet.com.vn/