Trong vài năm trở lại đây, vách ngăn di động đã dần dần trở thành một sản phẩm nội thất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong nhiều thiết kế, không gian phòng ốc khác nhau, đem đến cho không gian phòng sự ấn tượng và mới lạ. Tuy nhiên, đối với nhiều người, sản phẩm vách ngăn di động vẫn còn là một khái niệm mới lạ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin chi tiết về sản phẩm nội thất vô cùng tiện ích này, mời các bạn cùng tham khảo.
Vách ngăn di động là gì?
Vách ngăn di động là một loại vách ngăn phòng có tác dụng phân chia phòng thành những không gian, diện tích độc lập và đặc biệt là có thể di chuyển. Sở dĩ loại vách ngăn này có thể di chuyển là nhờ vào hệ thống thanh ray và trục bi nhựa đúc, từ đó các tấm vách mới có thể được thiết kế với kích thước tiêu chuẩn trượt theo nguyên lí. Ngoài ra, khi không cần sử dụng đến, chúng ta có thể cất gọn vách ngăn vào hộp kĩ thuật, trả lại diện tích không gian như ban đầu.
Cấu tạo của vách ngăn di động
Vách ngăn di động có cấu tạo tương đối đơn giản, loại vách này được tạo nên từ hệ thống ray treo và bi cùng hệ thống tấm vách.
Hệ thống ray treo và bi bao gồm:
• Ray định hình: phần ray treo trên trần nhà được đúc bằng hợp kim nhôm vô cùng bền và chắc chắn song cũng rất nhẹ để giảm bớt trọng tải cho trần nhà. Trên ray có các râu nhôm đúc sẵn có tác dụng tạo nên các liên kết với các chi tiết khác của hệ thống.
• Bi: là phần liên kết giữa những tấm vách và bộ phận ray treo, có nhiệm vụ giúp vách chuyển động trượt trên ray.
Hệ thống tấm vách bao gồm:
• Bộ chuyển động: là cơ cấu sắt được dùng để điều khiển các tấm vách di chuyển lên trên hoặc xuống dưới, đồng thời cố định vách khi ngăn phòng. Toàn bộ hệ thống chuyển động này được điều khiển bằng một tay quay rời. Khi cần điều khiển chân đạp, tay quay sẽ được đưa vào lỗ khóa được bố trí trên tấm vách.
• Khung xương và bề mặt vách: bộ phận này đươc cấu tạo nên từ các hệ thống sắt hộp giúp tạo độ vững chắc cho vách. Trên khung xương sẽ được hàn một bảng mã để liên kết với bi trượt. Bề mặt vách có thể được làm từ rất nhiều loại chất liệu như Verneer, Malamine, vải nỉ,… hoặc có thể kết hợp cùng các loại chất liệu cũng như tông màu khác nhau để tạo nên nhiều thiết kế phù hợp với nhiều không gian nội thất mang phong cách khác nhau.