Cách chọn vật liệu làm vách ngăn khu vệ sinh phù hợp

Vách ngăn khu vệ sinh hiện đang trở thành xu hướng thiết kế của các khu vệ sinh hiện đại. Để đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách hàng, có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng làm vách ngăn khu vệ sinh. Mỗi loại vật liệu lại có những ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với những yêu cầu khác nhau của công trình. Vậy làm thế nào để chọn được vật liệu làm vách ngăn vệ sinh phù hợp?

Vật liệu làm vách ngăn khu vệ sinh phù hợp trước tiên phải hướng tới mục đích, nhu cầu sử dụng. Loaị vật liệu phù hợp phải đáp ứng được mục đích sử dụng một cách tối đa, đồng thời tiết kiệm chi phí và tối ưu công năng sử dụng. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc đến nhu cầu sử dụng dài hạn hay ngắn hạn, cần độ bền cao hay dùng xong dự án rồi bỏ.

Lựa chọn vật liệu dựa trên mục đích sử dụng

Vách ngăn khu vệ sinh được hiểu một cách đơn giản là vách ngăn dùng trong khu vệ sinh, tuy vậy cũng đừng hiểu một cách thiển cận theo đúng nghĩa đen của nó, bởi nhiều khi vách ngăn khu vệ sinh còn được sử dụng làm phòng thay đồ, phòng tắm hay vách ngăn phòng mà không phải chỉ dùng cho nhà vệ sinh.

  • Làm nhà vệ sinh hay nhà tắm: Nên lựa chọn loại vật liệu chịu được nước 100, không bị mục trong nước. Trên thị trường hiện nay có ba loại vật liệu có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Tất nhiên là mỗi loại sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
  • Thứ nhất là Cemboard. Đây là một loại vật liệu ưu việt của công nghệ xây dựng hiện đại, chịu được nước và có độ bền cao, hơn nữa giá thành lại thấp. Cemboard là sự kết hợp của gỗ và bê tông, là sự pha trộn giữa xi măng, ván dăm và các loại phụ gia khác rồi được ép thành từng tấm với các chiều dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi công trình.

vach-ngan-khu-ve-sinh-03

Vách ngăn khu vệ sinh Cemboard

Nhược điểm của Cemboard là bề mặt hoàn thiện chưa có, do đó khi sử dụng làm vách ngăn vệ sinh thì phải tiến hành sơn bằng sơn PU, sơn Dầu, sơn chịu nước… rất mất thời gian và độ thẩm mỹ không cao, dễ bị lỗi, bị trầy xước khi lắp đặt tại công trường. Hơn nữa do cấu tạo là ván dăm trộn với xi măng nên tấm Cemboard cứng mà lại xốp, khi lắp bản lề phải dùng vít xuyên qua thì mới liên kết với cánh cửa được. Đồng thời do tấm cứng và xốp nên sử dụng một thời gian dễ bị gãy khu vực bản lề, chân, hoặc bị tuôn vít liên kết với nhôm U tường, hèm cửa… Giá thành thi công và thời gian sử dụng cũng chỉ đứng vị trí thứ 3 trong các loại vật liệu.

  • Thứ hai là Calciumsilicate Board. Đây là loại vật liệu cách nhiệt không có amiang, không độc, không mùi, không bụi và có nhiều ưu điểm như tính dẫn nhiệt thấp, độ bền cao. Calciumsilicate Board thường được sử dụng làm vách ngăn phòng, vách ngăn cách nhiệt, lót sàn nhà, bậc thang.

Tuy nhiên nó cũng có các nhược điểm giống như Cemboard là không có bề mặt sơn sẵn nên phải sơn. Khi lắp đặt dễ bị vỡ, bong xước bề mặt do lớp 1 – 2mm bên ngoài khá mềm. Giá thành và thời gian sử dụng của Calciumsilicate Board đứng thứ 2.

  • Thứ ba là Compact HPL. Đây là loại vật liệu rất thông dụng và được ưa chuộng. Compact HPL là tấm dạng cứng, lõi đặc, được tạo thành từ nhiều lớp giấy nền Kraft, sau khi ngâm tẩm qua nhựa Phenolic thì được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, bên ngoài được phủ một lớp giấy màu thẩm mỹ đã ngâm qua nhựa Melamine. Vách ngăn Compact có khả năng chống thấm nước 100%, độ bền cao, bề mặt trơn láng có thể thiết kế màu sắc, hoa văn đa dạng theo nhu cầu. Về giá thành và thời gian sử dụng thì Compact HPL đứng đầu trong 3 loại vật liệu chịu nước kể trên.

vach-ngan-khu-ve-sinh-02

Vách ngăn khu vệ sinh Compact

  • Làm phòng thay đồ, thử đồ trong các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng thời trang…: Có 2 loại vật liệu chính thường được sử dụng là MFC và MDF. Từ hai loại đó phân ra thành loại chống ẩm và không chống ẩm, tuy nhiên trong ứng dụng làm vách ngăn khu vệ sinh thường dùng loại chống ẩm. MDF cũng phân ra thành loại bề mặt trơn chưa sơn và loại bề mặt được phủ melamine.

vach-ngan-khu-ve-sinh-01

Vách ngăn MFC sử dụng cho khu vệ sinh

Vật liệu MFC không chịu được nước. Trong môi trường có độ ẩm cao hoặc có nước mà các cạnh tiếp xúc không được dán chỉ hay bọc cạnh nhôm thì dễ bị mốc, sau thời gian dài sẽ nở ra, bị mục. Tuy nhiên MFC có bề mặt sẵn với nhiều màu sắc đa dạng nên thi công nhanh chóng hơn. Còn vật liệu MDF không phủ melamine thì sẽ mất nhiều thời gian thi công vì phải sơn và bề mặt không cứng bằng phủ melamine.

Lựa chọn vật liệu dựa trên thời gian sử dụng

Nếu cần sử dụng trong thời gian dài, đảm bảo độ bền cao và tính thẩm mĩ thì nên chọn loại vật liệu chịu được nước để làm vách ngăn khu vệ sinh. Tùy theo điều kiện kinh tế mà có thể lựa chọn 1 trong 3 loại: Cemboard, Calciumciliat hoặc Compact. Trong đó vách ngăn khu vệ sinh Compact là tốt nhất và được ưa chuộng nhất.

Còn nếu thời gian sử dụng chỉ cho dự án 1 – 2 năm thì sử dụng vật liệu MFC chống ẩm hay MDF chống ẩm phủ Melamine đều được. Về giá thành thì MFC chống ẩm thấp hơn.

Nếu bạn đang có nhu cầu về vách ngăn khu vệ sinh thì hãy liên hệ ngay với Công ty Nam Á. Công ty Nam Á chuyên cung cấp các loại vật liệu làm vách ngăn khu vệ sinh với chủng loại đa dạng, giá thành hấp dẫn và chất lượng đảm bảo. Với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất và xây dựng, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách lựa chọn vật liệu phù hợp làm vách ngăn khu vệ sinh sao cho tiết kiệm, hiệu quả và tối ưu nhất. Xem thông tin về các sản phẩm vách ngăn khu vệ sinh của chúng tôi tại website: http://vachnganviet.com.vn/.