Vách ngăn vệ sinh Composite thường được biết đến với cái tên vách vệ sinh Composite, là loại vách ngăn vệ sinh hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên trên thị trường đã xuất hiện loại vách ngăn Composite giả là ván ép HDF. Vậy làm thế nào để phân biệt được tấm Composite thật và ván ép HDF?
Tấm Composite là gì?
Tấm Composite có tên khoa học là Solid Melamine Phenolic, là loại tấm cứng và chắc, bên trong có lõi đặc màu đen, bên ngoài được phủ một lớp Melamine resine.
Cấu tạo của tấm Composite gồm 4 lớp:
– Lớp bề mặt bằng nhựa trong suốt
– Lớp keo công nghiệp
– Lớp giấy trang trí Melamine
– Lớp giấy Kraft: gồm nhiều lớp giấy kraft nhỏ vụn được ép trộn với keo Phenolic rồi được chồng lên nhau tạo thành hỗn hợp vững chắc, có khả năng chịu lực, chịu ăn mòn hóa học.
Cấu tạo của tấm Composite thật
Tấm Composite được sản xuất bằng công nghệ ép nén ở nhiệt độ và áp suất cao (ở điều kiện nhiệt độ là 1581 độ C và áp suất 1435 psi theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ) trên dây chuyền công nghệ tiên tiến và hiện đại, trong môi trường chân không hoàn toàn cách biệt. Các lớp giấy Kraft đã được làm vụn nát và ngâm tẩm qua keo Phenolic và lớp giấy trang trí Melamine resine tạo thành một tấm Composite nén chắc chắn, có khả năng chịu nước hoàn toàn, chịu lửa, hoá chất.
Ván ép HDF (tấm Composite giả) là gì?
Tấm ván ép HDF hay còn gọi là tấm Composite giả có tên viết tắt là High Density Fiberboard. Trên thị trường vẫn thường gọi tấm HDF bằng tên tấm giả Compact hoặc tấm Compact nhẹ.
Cấu tạo của tấm HDF gồm 3 lớp:
– Lớp bề mặt được phủ melamine resine trong suốt
– Pheolic
– Bột gỗ được xử lý vụn thành hạt li ti và ép keo dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ cao.
Để sản xuất được tấm HDF cần dùng rất nhiều gỗ. Gỗ được luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao, từ khoảng 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước trên dây chuyền xử lý hiện đại. Bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất nội thất là gỗ tự nhiên nguyên khối sau đó được xử lý kết hợp với các chất phụ gia giúp làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, có thể chịu ẩm và hóa chất nhẹ, sau đó được nhuộm đen giống lõi giấy kraft của tấm Composite và được ép dưới áp suất cao (850 kg/cm2) để tạo ra tấm HDF.
Tấm HDF sau khi hoàn thành sẽ được chuyển qua khâu xử lý bề mặt và sau đó chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã thiết kế nguyên bản, rồi cán phủ lớp tạo vân gỗ hoặc màu sắc khác giống màu của tấm Composite đang có. Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng keo Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên lớp phủ trong suốt, giúp bảo vệ bề mặt và giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định. Mật độ ép nén áp suất càng cao thì tấm HDF càng cứng và chắc, nhìn càng giống với tấm Composite.
Phân biệt tấm Composite và tấm ván ép HDF
Có thể phân biệt tấm Composite giả (tấm HDF) bằng mắt thường như sau:
– Nhìn vào lõi HDF có thể nhận ra bột gỗ vì lõi có màu đen, nếu dùng móng tay cạo lên bề mặt lõi thì sẽ để lại vết móng tay và có thể dính bột lên tay. Trong khi lõi tấm Composite mịn và cứng, không để lại dấu vết khi dùng móng tay ấn, cạo không gây ảnh hưởng gì và không tạo ra mọt bột.
– Trọng lượng tấm Composite nặng hơn tấm HDF, một tấm Composite khổ 1220x1830x12mm nặng 48,5kg, trong khi cùng kích thước này tấm HDF chỉ nặng có 24,5kg.
Phân biệt tấm Composite và tấm ván ép HDF
Tấm Composite có khả năng chịu nước 100%, không cháy và không bị tan chảy ở 85 độ C, thường được các nhà thi công quen gọi là “Tấm Compact”, một số dân kỹ thuật thì gọi nó là Laminate, được sử dụng phổ biến để làm vách ngăn vệ sinh hoặc vách ngăn phòng tắm. Tấm ván ép HDF có tính năng chịu nước rất thấp, độ bền kém hơn nhiều so với tấm Compact.
Lưu ý để tránh mua phải tấm Composite giả (HDF)
Chi phí để làm ra tấm Composite cao hơn nhiều so với tấm HDF, do đó giá thành thi công vách ngăn vệ sinh Composite cũng cao hơn vách HDF. Vì muốn làm giảm chi phí khi thi công để thu thêm lợi nhuận mà một vài đơn vị thi công báo giá là tấm Composite nhưng thực tế lại sử dụng ván ép HDF hoặc gian lận ở độ dày của tấm Composite thật (tức là sử dụng tấm Composite dày 10.5mm trong khi độ dày chuẩn của tấm Composite làm vách ngăn vệ sinh là 12mm). Nếu đơn vị thi công không phải tấm Composite thật mà là tấm HDF thì HDF chỉ có thể chịu ẩm chứ không thể chịu nước hoàn toàn như tấm Composite, do đó tuổi thọ của tấm HDF ở môi trường ẩm ướt là rất thấp và rất nhanh xuất hiện hư hỏng.
Bạn nên hỏi rõ về tấm Composite với đơn vị cung cấp về trọng lượng và độ dày. Độ dày của tấm Composite đúng theo tiêu chuẩn để làm vách vệ sinh là 11.6mm – 12mm, khổ 1220 x1830x12mm và nặng 48,5kg. Không nên mua tấm Composite có kích thước và trọng lượng thấp hơn.
Công ty Nam Á chuyên sản xuất và thi công vách ngăn vệ sinh chất lượng cao
Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn những đơn vị cung cấp sản phẩm vách ngăn vệ sinh uy tín, cẩn trọng trước những lời mời gọi mua vách ngăn Composite giá rẻ. Một trong những đơn vị thi công hàng đầu mà bạn nên lựa chọn là Công ty Nam Á. Công ty đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất và thi công các loại vách ngăn vệ sinh. Các sản phẩm của công ty được 100% khách hàng đánh giá cao về chất lượng, giá cả cũng như tiến độ thi công. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng từ A – Z để lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất.
Mọi thông tin về sản phẩm vách ngăn vệ sinh của Công ty Nam Á vui lòng xem tại website: http://vachnganviet.com.vn/